Việc nhượng quyền thương hiệu dưới nhiều góc nhìn
Hỗ trợ, tham vấn phần lớn cho doanh nghiệp bên nhận trong việc điều hành và quản lý, hoặc kiểm soát chặt chẽ những phương thức điều hành của bên nhận quyền đối với doanh nghiệp đó.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì, bởi nó có nhiều cách định nghĩa khác nhau theo từng nước, từng khu vực, những thủ tục pháp lý liên quan cũng có sự khác biệt. chính vì vậy nhiều lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hiểu để thực hiện thủ tục này.
Các nhóm nước được phân theo tiêu chí nhượng quyền thương hiệu
Với tình hình thị trường kinh doanh như hiện nay, hình thức nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng khá phổ biến tại nhiều nước. Chính vì vậy mà có nhiều khái niệm được đưa ra bởi nhiều trường phái khác nhau, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện hình thức này một cách có lợi nhất. đối với mỗi quốc gia, mỗi môi trường kinh tế và cơ sở pháp lý, sẽ có những khái niệm khác nhau về hình thức kinh doanh này.
Cụ thể chúng ta có thể phân chia thành 4 nhóm nước theo khía cạnh khác nhau về sự điều chỉnh hoạt động quản lý của hình thức nhượng quyền này:
Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại.
Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại.
Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ.
Những khái niệm nhượng quyền thương hiệu từ các tổ chức, hiệp hội
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế: là hiệp hội nhượng quyền kinh doanh lớn nhất nước Mỹ và thế giới, theo đó, khái niệm này được định nghĩa là:
Nhượng quyền thương hiệu là mối quan hệ giữa bên giao quyền và bên nhận quyền dựa trên hợp đồng được lập. Dựa theo đó, bên giao quyền sẽ đề xuất quan tâm, tham vấn tới doanh nghiệp nhận quyền về những khía cạnh cụ thể như: bí quyết kinh doanh; đào tạo nhân lực; những yếu tố liên quan như nhãn hiệu, phương thức và phương pháp kinh doanh do bên giao quyền sở hữu hoặc giám sát; bên nhận sẽ tiến hành đầu tư vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.
Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng mà bên giao quyền:
Li – xăng nhãn hiệu của bên giao cho bên nhận để tiến hành phân phối hàng hóa dịch vụ của bên giao
Bên nhận sẽ phải thanh toán cho bên giao một khoản phí tối thiểu
Liên minh Châu Âu EU đưa ra khái niệm về nhượng quyền thương hiệu là:
Nhượng quyền thương hiệu là tập hợp những quyền liên quan tới nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả, bao gồm sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ. Đây được xem như một hình thức nhượng quyền kinh doanh
Khái niệm từ Mehico:
Theo luật sở hữu của Mehico có hiệu lực từ tháng 6/1991 khái niệm nhượng quyền thương hiệu được hiểu là: nó tồn tại khi một li – xăng cấp quyền sử dụng với một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao về công nghệ và kỹ thuật để quá trình sản xuất, chế tạo, tiêu thụ sẽ được tiến hành đồng nhất với những nền tảng mà bên nhượng quyền đã tạo lập ra trước đó
Khái niệm từ Nga:
Theo chương 54, bộ luật thương mại của Nga, chúng ta có thể định nghĩa theo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Được hiểu là bên có quyền phải cấp cho bên sử dụng một khoản phí có thời hạn hoặc không thời hạn. Bên sử dụng sẽ được có các tập hợp quyền của bên có quyền về các mặt: dấu hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại,…
Có thể nói tuy mỗi một tổ chức, quốc gia khác nhau đều có những khái niệm không giống nhau về hình thức nhượng quyền thương hiệu, nhưng điểm mấu chốt cơ bản vẫn là sự tham gia của hai bên nhận quyền và nhượng quyền, và phải chịu sự chi phối bởi những điều kiện ràng buộc giữa hai bên.
Leave a Reply