Những thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

Trường hợp tiến hành đăng ký tại sở thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm:

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc khi doanh nghiệp của bạn phát sinh họat động này, phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận tính hợp pháp của nó, cũng như để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên tham gia. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này cũng như những thủ tục cần làm khi thực hiện hoạt động.

Khi nào bạn được đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại?

Hệ thống kinh doanh được đưa ra nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 1 năm, hoặc kinh doanh với hình thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm khi bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân Việt Nam nhận từ bên nhượng quyền nước ngoài
Đã làm thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với bộ hoặc sở công thương.
Hàng hóa dịch vụ đó phải thuộc đối tượng của quyền thương mại và không thuộc danh mục bị cấp kinh doanh. Và chỉ có tác dụng khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu

Theo luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và thông tư 9/2006/TT-BTM do bộ thương mại ban hành, theo đó, các coq quan có được thẩm quyền giải quyết việc này chính là bộ thương mại và sở thương mại.

Theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM, đối với những hình thức nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, Việt Nam ra nước ngoài sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại tại bộ thương mại.

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại này sẽ bao gồm:

Đơn đăng ký của hoạt động ;
Bản giới thiệu về hoạt động thương mại;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao công chứng, hoặc giấy chứng nhận đầu tư bản sao công chứng khi nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao hoặc các giấy tờ khác tương đương khi nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam.
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (bản sao công chứng) tại Việt Nam hoặc nước ngoài
Nếu bên đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là bên thứ cấp, cần phảo có giấy tờ chứng minh sự chấp thuận của bên nhượng quyền ban đầu.
Trường hợp tiến hành đăng ký tại sở thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm:

Đơn đăng ký của hoạt động nhượng quyền thương;
Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ( bản sao công chứng)
Nếu trường hợp các đối tượng chuyển nhượng đã được cấp văn bằng bảo hộ, cần phải có thêm bản sao công chứng văn bằng đó.
Nếu bên đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là bên thứ cấp, cần phảo có giấy tờ chứng minh sự chấp thuận của bên nhượng quyền ban đầu.
Nếu những giấy tờ liên quan đến thủ tục hồ sơ này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan công chứng trong nước. Nếu đó là những tài liệu của bên doanh nghiệp nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước đó.

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, bộ và sở thương mại sẽ tiến hành thẩm định và trả lời hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo đến chủ doanh nghiệp và yêu cầu chỉnh sửa, lúc này thời gian xử lý hồ sơ sẽ được tính từ ngày mà doanh nghiệp nộp lại hồ sơ đã chỉnh sửa. Sau 5 ngày làm việc thì cơ quan đăng ký sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền và thông báo cho doanh nghiệp biết. Còn nếu từ chối, thì cơ quan đăng ký cũng phải thông báo với lý do cụ thể đến với doanh nghiệp.

Bạn sẽ được hỗ trợ gì từ dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại?

Thông thường để quy trình này được tiến hành một cách bài bản và đúng pháp luật, thì các doanh nghiệp sẽ nhờ đến dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương hiệu để được tư vấn chi tiết. Cụ thể bạn sẽ được:

Tư vấn pháp lý về vấn đề phân phối dưới hình thức nhượng quyền
Tư vấn hệ thống quy định pháp lý về vấn đề nhượng quyền trong nước, nước ngoài, các điều luật của luật thương mại, pháp luật cạnh tranh, hợp đồng cũng như luật sở hữu trí tuệ
Nếu đối tác của doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị luật đó sẽ tiến hành tư vấn và làm việc với đối tác đó
Tư vấn về thủ tụ đăng ký kinh doanh cũng như thành lập doanh nghiệp để thực hiện tốt hoạt động này
Tiến hành soạn thảo, chỉnh sửa, tư vấn rủi ro và đề ra giải pháp, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tham gia ký hợp đồng nhượng quyền thương mại
Tham gia quá trình đàm phán hợp đồng cũng như tiến hành kế hoạch phát triển hệ thống
Tư vấn về việc chuẩn bị những hồ sơ cần thiết cho hoạt động nhượng quyền
Tiến hành các giấy tờ thủ tục liên quan để phục vụ cho việc đăng ký nhượng quyền, đồng thời thực hiện quá trình đăng ký này với sở hoặc bộ công thương khi có yêu cầu của khách hàng
Sau khi hoạt động nhượng quyền được triển khai, chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký điều chỉnh, bổ sun thông tin nhượng quyền khi cần.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *