Hợp đồng của chuyển nhượng quyền thương mại

Thời gian của hợp đồng: thời gian này do chính hai bên tham gia hợp đồng thống nhất với nhau, nó có thể chấm dứt trước thời gian dựa vào những quy định cụ thể của pháp luật.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc phải có khi doanh nghiệp phát sinh hoạt động nhượng quyền thương mại. Là yếu tố đảm bảo cho lợi ích của như xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nhượng quyền thương mại là một trong những thủ tục không mấy xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp, nó mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực. Quan bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ thêm về hai yếu tố này.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động thương mại mà khi đó bên nhượng quyền sẽ ủy thác cho bên nhận quyền được quyết định việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, dựa theo những điều kiện cụ thể sau đây.

Thứ nhất là mọi hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đó phải được thực hiện theo hình thức tổ chức kinh doanh, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại….của bên nhượng quyền và do bên nhượng quyền quy định.

Thứ hai, công việc kinh doanh, kiểm soát kinh doanh của bên nhận quyền thì bên nhượng quyền cũng có thể tham vấn, giúp đỡ.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Cũng như những thủ tục pháp lý khác, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng sẽ có những quy định cụ thể về hình thức, nội dung, ngôn ngữ….cụ thể là:

Nội dung của hợp đồng:

Nêu rõ nội dung của quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền
Giá cả chi phí và cách thức thanh toán
Thời gian hiệu lực, gia hạn, chấm dứt và giải quyết tranh chấp của hợp đồng.
Ngôn ngữ hợp đồng: theo như quy định thì ngôn ngữ của bản hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được thể hiện bằng tiếng việt, trừ trường hợp nhượng quyền ra nước ngoài thì sẽ thống nhất ngôn ngữ do các bên thỏa thuận.

Thời gian của hợp đồng: thời gian này do chính hai bên tham gia hợp đồng thống nhất với nhau, nó có thể chấm dứt trước thời gian dựa vào những quy định cụ thể của pháp luật.

Chuyển giao quyền thương mại:

+ Bên nhận quyền sẽ được tiếp tục chuyển giao quyền này cho một bên thứ 3 trong trường hợp: đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định và được sự chấp nhận của bên nhượng quyền
+ Bên nhận quyền phải có văn bản thông báo với bên nhượng quyền về sự nhượng quyền cho bên thứ 3 và sau 15 ngày bên nhượng quyền sẽ hồi đáp thông báo đó.
+ Bên nhượng quyền sẽ được từ chối sự nhượng quyền cho bên thứ ba của bên nhận quyền khi: bên thứ 3 không đáp ứng được những nghĩa vụ tài chính trong quy định hợp đồng trước đó, không đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn của bên nhượng quyền trực tiếp, việc chuyển giao đó có ảnh hưởng bất lợi cho tình trạng hiện tại và bên thứ 3 không đảm bảo bằng văn bản sẽ tuân thủ nghĩa vụ của bên nhận quyền. Đồng thời nếu bên nhận quyền chưa thực hiện hết nghĩa vụ với bên chuyển quyền, trừ khi bên thứ 3 cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nó.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng: cả hai bên nhượng quyền và nhận quyền đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp cụ thể.

+ Nếu bên nhượng quyền vi phạm các quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích của nhượng quyền thương mại, thì bên nhận quyền có quyền chấm dứt hợp đồng.
+ Khi bên nhận quyền không có giấy phép kinh doanh để tiếp tục hoạt động mua bán, cung cấp sản phẩm dịch vụ, hoặc bị giải thể hay phá sản, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng lớn tới hệ thống thương mại và không khắc phục sai phạm, thì bên nhượng quyền có quyền chấm dứt hợp đồng.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *