Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu

Đơn sau khi được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN bao gồm các thông tin liên quan trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa/dịch vụ kèm theo.

là thủ tục mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển thương hiệu. Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, Luật Việt Tín chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi như hồ sơ bao gồm những gì, thủ tục đăng ký như thế nào, chi phí đăng ký bao nhiêu, mất thời gian bao lâu để hoàn thành đăng ký… Tại bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến . Hãy theo dõi để có được câu trả lời cho những thắc mắc mà bạn đang quan tâm.

Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu để các doanh nghiệp, cá nhân phân biệt hàng hóa/dịch vụ của mình với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu cũng là công cụ để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm do đơn vị nào cung cấp. Như vậy, đối với các doanh nghiệp, nhãn hiệu chính là tài sản vô giá, là công cụ mang lại lợi nhuận khi đã đạt vị trí trong lòng khách hàng.

Tuy nhiên để có được những giá trị này, nhãn hiệu cần phải được pháp luật công nhận và bảo hộ bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát thị trường tốt hơn, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn thị trường.

Quy định của Luật SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu

Luật SHTT Việt Nam đã ra những quy định cụ thể về việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

– Về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

Trong trường hợp có nhiều chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu giống nhau hoặc tương tự nhau gây nhầm lẫn hay trường hợp một chủ sở hữu đăng ký cho nhiều nhãn hiệu mà giữa các nhãn hiệu có sự giống nhau hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chỉ được cấp cho đơn có ngày ưu tiên hoặc đơn nộp sớm nhất và đáp ứng các điều kiện cấp bằng.

Nếu các đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện và cùng có ngày ưu tiên thì văn bằng chỉ được cấp cho một đơn duy nhất theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu. Nếu không thỏa thuận được thì tất cả đơn đều sẽ bị từ chối.

– Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ khi đáp ứng hai điều kiện sau:

+ Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt, là chữ cái, chữ số, hình ảnh, hình vẽ hoặc kết hợp tất cả các dấu hiệu này và được thể hiện bởi một hoặc nhiều màu sắc.

+ Các dấu hiệu phải có khả năng phân việt giữa hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

Luật SHTT Việt Nam đã có những quy định rất nghiêm ngặt về các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ. Để đảm bảo nhãn hiệu của bạn đáp ứng mọi điều kiện, đánh giá khả năng bảo hộ có cao không thì quý khách phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn lên Cục SHTT.

Quý khách chỉ cần cấp mẫu nhãn hiệu cần đăng ký, chuyên gia Luật Việt Tín sẽ tiến hành tra cứu theo các cách sau đây:

Tra cứu sơ bộ: Cho kết quả nhanh chóng chỉ sau 1 ngày làm việc và kết quả tra cứu đạt độ chính xác khoảng 65%.
Tra cứu tại Cục SHTT thông qua đại diện Luật Việt Tín: Cho kết quả nhanh chóng chỉ sau 1 – 3 ngày làm việc và đạt độ chính xác tuyệt đối.
Ngoài ra đối với trường hợp nhãn hiệu có khả năng bảo hộ thấp hoặc không có, chuyên gia Luật Việt Tín sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách điều chỉnh, bổ sung để nâng cao khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những gì?

Quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu lên Cục SHTT:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
Giấy ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho người khác đăng ký)
Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí
Danh mục hàng hóa/dịch vụ
Ngoài ra đối với nhãn hiệu là nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể thì phải bổ sung thêm các tài liệu như quy chế sử dụng nhãn hiệu, bản mô tả nhãn hiệu…

Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Cục SHTT đã quy định về chi phí đăng ký nhãn hiệu, theo đó mỗi trường hợp sẽ có mức phí khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cụ thể chi phí sẽ bao gồm:

Phí nộp đơn: Nếu đơn dạng giấy thì mất phí 180.000đ, đơn kèm tài liệu điện tử là 150.000đ. Đây là chi phí cho mỗi nhóm 6 hàng hóa/dịch vụ, nếu đơn có hơn 6 hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm thì từ hàng hóa/dịch vụ thứ 7 trở lên phải đóng thêm 30.000đ.
Phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000đ
Phí thẩm định nội dung: 300.000đ. Nếu đơn có hơn 6 hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm thì mỗi hàng hóa/dịch vụ thứ 7 trở đi phải đóng thêm 60.000đ
Phí tra cứu thông tin: 60.000đ. Nếu đơn có hơn 6 hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm thì mỗi hàng hóa/dịch vụ thứ 7 trở đi phải đóng thêm 24.000đ
Phí đăng bạ – cấp – công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 360.000đ
Phí gia hạn hiệu lực: 540.000đ
tại Cục SHTT như thế nào?

Bất kỳ đơn đăng ký nhãn hiệu nào khi nộp lên Cục SHTT đều sẽ được tiến hành xem xét và xử lý theo quy trình sau:

– Thẩm định hình thức đơn (1 tháng kể từ ngày nộp đơn)

Luật SHTT có các yêu cầu quy định về hình thức đơn để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không.

– Công bố đơn hợp lệ (2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ)

Đơn sau khi được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN bao gồm các thông tin liên quan trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa/dịch vụ kèm theo.

– Thẩm định nội dung (9 – 12 tháng kể từ ngày đơn được công bố)

Thẩm định nội dung là bước quan trọng để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, được đánh giá dựa trên các điều kiện của Cục SHTT. Nếu đáp ứng các điều kiện thì đơn sẽ được chấp nhận hợp lệ về nội dung và ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

– Cấp văn bằng bảo hộ (2 – 3 tháng tính từ ngày có quyết định cấp văn bằng)

Những trường hợp hình thức đơn hay nội dung đơn không hợp lệ, Cục sẽ gửi thông báo từ chối kèm lý do đến người nộp đơn và yêu cầu phúc đáp trong thời gian nhất định.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *