Những khó khăn thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Sự tranh chấp nhãn hiệu là chuyện vẫn thường gặp phải trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu như ở trong nước thủ tục và kinh phí sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng với quốc tế, có những điều luật riêng biệt mà doanh nghiệp sẽ phải tuân theo và tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí để đòi lại quyền lợi khi họ là chủ nhân thực sự của nhãn hiệu đó.

Một nhãn hiệu của doanh nghiệp nếu muốn phát triển sâu rộng hơn để làm nên một thương hiệu nổi tiếng, thì việc đưa nó đến với thị trường ngoài nước là điều cần thiết. và để một sản phẩm dịch vụ lưu hành hợp pháp trên thị trường quốc tế, thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế sẽ là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thủ tục này thường gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Đầu tiên phải kể đến những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp có được khi thực hiện thủ tục này, để thấy được rằng nó là một xu hướng tất yếu và không tự nhiên mà các doanh nghiệp lại chú trọng đến điều nay như vậy. Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp sẽ:

Được độc quyền sử dụng và khai thác lợi ích thương mại của nhãn hiệu đó tại quốc gia sở tại, có thể là hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, hình thức này giúp cho doanh nghiệp có được một khoản lợi nhuận đáng kể.

Được đảm bảo những quyền lợi và sự bảo hộ về mặt pháp lý cho nhãn hiệu, từ đó có thể tăng giá trị của nhãn hiệu và thu về những khoản lợi nhuận cao hơn.

Đây cũng được xem là một lợi thế làm nên vị thế cân bằng về uy tín và giá trị của doanh nghiệp khi tiến hành đàm phán với những đơn vị nước ngoài.

Và dĩ nhiên thủ tục này sẽ là bức tường chắn mọi sự tranh chấp, xâm phạm nhãn hiệu, bởi nếu tranh chấp xảy ra thì chi phí và thủ tục giải quyết nó tại quốc gia sở tại sẽ rất tốn kém.

Những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục

Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp sẽ không thể tránh được những rủi ro và khó khăn, nguyên nhân thường xuất pháp từ việc thiếu hiểu biết về mặt thủ tục, nên kéo theo tình trạng mất thời gian, tốn chi phí và mất đi quyền lợi khi tiến hành thủ tục này. Cụ thể:

Khó khăn về kinh phí: để có thể đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải tốn một khoản phí không hề nhỏ, bao gồm:
+ Phí cơ bản

+ Khoản phí bổ sung, tương đương với nước đã chỉ định

+ Khoản phí riêng cho các nước là thành viên được chỉ định theo nghị định thư và được công bố là nước đó mong muốn khoản phí như vậy

+ Phí bổ sung liên quan đến các nhóm hàng hóa không thuộc nhóm thứ ba

+ Một đơn đăng ký bảo hộ sẽ có hiệu lực 10 năm và tiến hành gia hạn thêm mỗi lần 10 năm khi doanh nghiệp nộp đầy đủ phí gia hạn

Xét theo các mục này, thì khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra không hề nhỏ, nên thường các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ rất ngại khi tiến hành thủ tục này, và thường bỏ lỡ cơ hội và quyền lợi để phát triển cao hơn. Chưa kể đến còn là khoản chi phí cho luật sư trong suốt quá trình bảo hộ cũng như giải quyết những tranh chấp phát sinh.

Khó khăn khi xảy ra tranh chấp:
Sự tranh chấp nhãn hiệu là chuyện vẫn thường gặp phải trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu như ở trong nước thủ tục và kinh phí sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng với quốc tế, có những điều luật riêng biệt mà doanh nghiệp sẽ phải tuân theo và tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí để đòi lại quyền lợi khi họ là chủ nhân thực sự của nhãn hiệu đó.

Khó khăn về giới hạn bảo hộ:
Đặc điểm này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, vì họ sẽ chỉ được bảo hộ ở tại nước mà họ yêu cầu được bảo hộ, còn khi muốn mở rộng ra một thị trường mới hơn, thì doanh nghiệp lại phải tiến hành lại thủ tục này với quốc gia mà họ muốn đươc bảo hộ.

Như vậy sẽ đồng thời với việc doanh nghiệp cần chi một khoản phí cho luật sư đại diện, vì ở nước ngoài, chưa có quy định về việc doanh nghiệp được trực tiếp nộp đơn mà cần thông qua luật sư đại diện. Cộng với việc doanh nghiệp chưa am hiểu về luật SHTT ở nước sở tại cũng sẽ là một rào cản cho thủ tục này. Thêm vào đó, nước sở tại mà doanh nghiệp muốn bảo hộ có quyền từ chối bảo hộ đối với nhãn hiệu đó, nên đây cũng là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục này.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *