Ưu điểm và nhược điểm các phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Khi được chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ giống như nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp tại văn phòng đăng ký từng quốc gia.

Từ sau khi Việt Nam và liên minh châu Âu (EU) ký kết hiệp định thương mại từ do (EVFTA), kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn theo xu hướng hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mục tiêu thâu tóm thị trường trong nước mà còn muốn vươn xa hơn nữa ra thị trường nước ngoài. Do đó nhu cầu ngày càng trở nên tất yếu. Hiện nay có ba phương thức nộp đơn tại châu Âu đó là nộp trực tiếp tại từng nước, nộp đơn nhãn hiệu Liên minh châu Âu và nộp đơn đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid. Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của từng phương thức này để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia

Đây là phương thức nộp đơn trực tiếp tại các Văn phòng đắng ký nhãn hiệu của từng nước theo Công ước Paris. Theo đó bạn phải tuân thủ các thủ tục thẩm định cũng như thủ tục gia hạn theo từng quốc gia. Đây là phương thức truyền thống và là sự lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Ưu điểm:

Phương thức này được đánh giá rất linh hoạt trong việc lựa chọn nhãn hiệu, phân loại hàng hóa/dịch vụ và lãnh thổ để nộp đơn đăng ký. Hơn nữa các quyền đối với nhãn hiệu của từng quốc gia hoàn toàn độc lập và việc tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu thuận lợi.

Khi bạn đăng ký nhãn hiệu theo phương thức này mà không xin hưởng quyền ưu tiên thì người nộp đơn có thể lựa chọn phương án nhãn hiệu thích hợp để đăng ký. Và sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu sẽ có quyền độc lập đối với nhãn hiệu của mình. Việc các quốc gia này từ chối, hủy bỏ hay chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu sẽ không ảnh hưởng tới quyền nhãn hiệu theo đăng ký tại các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng nhãn hiệu đối với nhãn hiệu quốc gia sẽ được tiến hành độc lập tại văn phòng đăng ký của quốc gia theo quy định pháp luật và không ảnh hưởng đến nhãn hiệu tại quốc gia khác.

– Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm song việc nộp đơn trực tiếp ở từng quốc gia cũng có những hạn chế nhất định:

Chủ sở hữu nhãn hiệu phải am hiểu luật pháp của nước sở tại, cụ thể là các giấy tờ, thủ tục nộp đơn, quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu…
Phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ
Giao dịch khó khăn do sự chênh lệch thời gian, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa làm chậm tiến trình đăng ký.
Chi phí cao
Mỗi quốc gia có cách quản lý, lưu giữ hồ sơ khác nhau gây tốn kém chi phí và công sức.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu đã thành lập hệ thống đăng ký nhãn hiệu khu vực, có giá trị tương đương đăng ký nhãn hiệu quốc gia, giúp các quốc gia thuộc khu vực đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Hệ thống đó gọi là hệ thống nhãn hiệu Liên minh châu Âu (EUTM).

– Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này đó là sự bảo hộ thống nhất tại các quốc gia thành viên EU. Bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đơn giản, chi phí thấp (phí đăng ký một nhãn hiệu EUTM là 850 Euro đới với đơn 1 nhóm và 1.050 Euro đối với đơn 3 nhóm). Ngoài ra khi nộp đơn điện tử chỉ chi phí đăng kỷ chỉ xấp xỉ phí đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại Pháp và Đức.

Người nộp đơn muốn nộp theo phương thức này chỉ cần có cơ sở sản xuất kinh doanh tại một quốc gia là thành viên EU hoặc có đại diện pháp lý được hành nghề tại EU.

EUTM mang tính thống nhất cao, nhãn hiệu khi được sử dụng tại một quốc gia là thành viên của EU thì cũng được coi là sử dụng trong toàn bộ liên minh, làm cho việ cđáp ứng các yêu cầu về sử dụng đích thực dễ dàng hơn.

Đặc biệt tại hệ thống EUTM, khả năng yêu cầu xin hưởng quyền thâm niên đối với nhãn hiệu quốc gia hoặc quốc tế có hiệu lực tại quốc gia thành viên là rất cao. Nhờ đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiết kiện chi phí gia hạn cũng như quản lý các đăng ký quốc gia.

Một ưu điểm nữa của phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này nữa đó là quy định về lựa chọn hai ngôn ngữ trong đơn, khiến thủ tục phải đổi của bên thứ ba trở nên khó khăn.

– Nhược điểm

Tính thống nhất của EUTM vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm, cụ thể EUIPO sẽ từ chối đơn EUTM khi căn cứ chỉ tồn tại ở một bộ phận. Đơn EUTM cũng có thể bị từ chối bởi một phản đối trên cở sở quyền trước đó chỉ có hiệu lực hoặc đã nộp trước đó tại một quốc gia thành viên.

Cũng bởi tính thống nhất mà nhãn hiệu chỉ được phép đăng ký, chuyển nhượng hoặc chấm dứt trên phạm vi liên minh châu Âu. Chính vì vậy mà EUTM trở nên kém linh hoạt, chỉ phù hợp với những doanh nghiệp mục tiêu khai thác tại một bộ phận nhỏ của EU.

Bên cạnh đó, thời gian thực hiện thủ tục phản đối là từ sau khi công bố đơn cho tới trước khi nhãn hiệu được đăng ký. Vì vậy mà một EUTM có thể sẽ không có chuyển biến gì trong thời gian dài và người nộp đơn sẽ phải đối mặt với sự không nhất quán về các đánh giá của các thẩm định viên và không có chuẩn mực chất lượng nhất định.

Nộp đơn đăng ký theo hệ thống Madrid

Ngoài hai phương thức nộp đơn trên còn có một hệ thống đăng ký quốc tế được điều chỉnh bởi Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Sự kế hợp này tạo nên hệ thống Madrid.

Với một đơn nhãn hiệu hoặc một đăng ký nhãn hiệu quốc gia, chủ sở hữu có thể giành quyền đăng ký tại 97 thành viên thuộc hệ thống Madrid. Hiện nay tại châu Âu chỉ còn 3 quốc gia chưa gia nhập hệ thống này và tại Liên minh EU cũng chỉ còn 1 quốc gia chưa gia nhập. Việc gia nhập hệ thống Madrid giúp chủ sở hữu nhãn hiệu trở nên linh hoạt hơn khi lựa chọn chỉ định thành viên trong đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu.

– Ưu điểm

Nổi bật nhất của phương thức này là quy trình đơn giản, chỉ cần một hồ sơ bằng ngôn ngữ Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha cùng một khoản phí là đã có thể sở hữu một đăng ký quốc tế với chỉ định một hoặc tất cả thành viên hệ thống Madrid.

Cụ thể chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo phương thức này chỉ mất phí cơ bản, phí bổ sung cho mỗi nhóm sản phẩm. Toàn bộ chi phí sẽ được tính bằng công cụ tính phí của Tổ chức SHTT thế giới nên đảm bảo chính xác tuyệt đối. Sẽ càng tiết kiệm hơn nữa khi các đơn quốc tế theo hệ thống Madrid có chỉ định nhiều thành viên.

Khi được chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ giống như nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp tại văn phòng đăng ký từng quốc gia.

Quy trình thẩm định hồ sơ được thực hiện đúng hạn và thuận lợi. Từ 12 đến 18 nếu không xảy ra từ chối nào từ thành viên được chỉ định thì nhãn hiệu sẽ tự động bảo hộ. Sau khi đã hoàn thành đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể quyết định bổ sung các quốc gia khác theo nhu cầu kinh doanh của mình.

Còn nữa, khi nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrird bị từ chối tại một thành viên thì cũng không ảnh hưởng tới việc chấp nhận bảo hộ hay hiệu lực của nhãn hiệu tại các thành viên khác bởi mỗi thành viên có luật thẩm định nội dung khác nhau.

– Nhược điểm

Hệ thống Madrid tuy sở hữu nhiều ưu điểm song còn mắc nhược điểm về sự phụ thuộc của đăng ký quốc tế vào đơn. Kể từ ngày đăng ký, nếu đơn bị giới hạn phạm vi hoặc hủy bỏ thì đăng ký quốc tế cũng sẽ bị giới hạn hoặc hủy bỏ. Trong thời gian này, nhãn hiệu trong đơn cở sở bị hủy bỏ, từ chối hoặc hết hiệu lực thì đăng ký quốc tế cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự. Lúc này đăng ký quốc tế có thể chuyển sang đơn quốc gia và giữ được thời gian nộp đơn quốc tế song chi phí chuyển đổi này rất cao.

Ngoài ra phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này còn mắc nhược điểm là nhãn hiệu trong đơn quốc tế phải giống hệt nhãn hiệu trong đơn đăng ký cơ sở. Danh mục hàng hóa/dịch vụ cũng phải trùng với danh mục hàng hóa/dịch vụ của đơn cơ sở đăng ký cơ sở hoặc nằm trong phạm vi danh mục đó. Từ đó phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tại các thành viên cũng sẽ bị giới hạn, chỉ chấp nhận tiêu để nhóm cho danh mục hàng hóa/dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là những phương thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu với từng ưu nhược điểm đã được phân tích. Sự lựa chọn đúng đắn về phương thức nộp đơn cũng như hệ thống đăng ký sẽ là chìa khóa cho thành công cho sự nghiệp kinh doanh của bạn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *