Doanh nghiệp cần nên biết những gì về xâm phạm nhãn hiệu
Dùng nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ, cho những sản phẩm dịch vụ nằm trong danh mục đăng ký kèm theo của nhãn hiệu đó, nếu hành vi này dẫn đến sự nhầm lẫn về hàng hóa dịch vụ.
Xâm phạm nhãn hiệu là một tình trạng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt càng là những nhãn hiệu hàng hóa có được sự nổi tiếng nhất định, thì nguy cơ nó bị xâm phạm là rất cao. Xoay quanh vấn đề này, có những kiến thức mà mỗi doanh nghiệp nên nắm được, để có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình, cũng như không diễn ra tình trạng xâm phạm nhãn hiệu.
Những yếu tố xâm phạm nhãn hiệu
Theo Điều 11, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006, đã được sửa đỏi, bổ sung bằng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010, quy định rõ những yếu tố xâm phạm nhãn hiệu bao gồm :
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chính là việc các dấu hiệu thể hiện trên hàng hóa, dịch vụ, bao bì, biển hiệu…trùng hoặc tương tự và gây nhẫm lẫn với những nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ
Căn cứ để xem xét điều này là phạm vị bảo hộ nhãn hiệu ( gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa)
Để xác định một yếu tố là xâm phạm nhãn hiệu hay không cần phải đảm bảo đủ hai yếu tố: dấu hiệu đó gây nên sự trùng hoặc tương tự, khó phân biệt được với những nhãn hiệu đã được bảo hộ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về loại hàng hóa, dịch vụ đó. Thứ hai là hàng hóa dịch vụ bị nghi ngờ là xâm phạm đó có bản chất trùng hoặc tương tự, có liên hệ về chức năng và cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa được bảo hộ.
Xét riêng với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu nghi ngờ được xem là xâm phạm khi: dấu hiệu đó gây nên sự trùng hoặc tương tự, khó phân biệt được với những nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hoặc hàng hóa dịch vụ bị nghi ngờ là xâm phạm đó có bản chất trùng hoặc tương tự, có liên hệ về chức năng và cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa được bảo hộ, nếu trường hợp không cùng những yếu tố này nhưng lại gây nhầm lẫn cho người dùng về nguồn gốc hàng hóa, ấn tượng sai lệch về nhà sản xuất và chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Các hành vi được xem là xâm phạm nhãn hiệu
Hành vi được xem là xâm phạm nhãn hiệu là những hành vi khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu mà:
Dùng nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ và đồng thời dùng nó cho cùng loại hàng hóa dịch vụ có gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Dùng nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho các loại hàng hóa dịch vụ liên quan, gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm.
Dùng nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ, cho những sản phẩm dịch vụ nằm trong danh mục đăng ký kèm theo của nhãn hiệu đó, nếu hành vi này dẫn đến sự nhầm lẫn về hàng hóa dịch vụ.
Dùng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dùng dưới dạng khác như dịch nghĩa, phiên âm, để dùng cho hàng hóa dịch vụ, cho dù các mặt hàng đó không nằm trong danh mục hàng hóa được đăng ký nhãn hiệu độc quyền, nếu việc đó dẫn đến sự nhầm lẫn của người dùng về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa.
Các chế tài xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Căn cứ theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP, quy định rõ những chế tài xử lý cho hành vi vi phạm nhãn hiệu, các hình thức phạt có thể đi từ cảnh cáo, phạt hành chính, tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tước chứng chỉ hành nghề và các giấy phép hoạt động kinh doanh khác.
Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng là:
Buộc loại bỏ hoặc tiêu hủy yếu tố vi phạm, thay đổi thông tin hoặc trả lại tên miền, đổi tên doanh nghiệp hoặc loại bỏ những yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
Buộc đưa những sản phẩm dịch vụ vi phạm vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại sau khi đã loại bỏ những yếu tố vi phạm và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu
Đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sẽ bị đưa ra khỏi Việt Nam, hoặc buộc tái xuất với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa
Nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm, hàng hóa dịch vụ xâm phạm nhãn hiệu đó sẽ buộc phải tiêu hủy
Leave a Reply