Điều kiện nào để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Chính vì tỷ lệ có thể bị trùng hoặc tương tự đó của nhãn hiệu hàng hóa, mà mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi thực hiện thiết kế nhãn hiệu của mình. Bên cạnh yếu tố về tên thương mại, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến:

Một nhãn hiệu hàng hóa sẽ có được sự bảo hộ của pháp luật khi nó đảm bảo được những yếu tố cơ bản cả về nội dung, hình thức và đặc biệt là tuân thủ đúng những tiêu chí để không gây nên sự trùng lặp hoặc tương tự với những nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký trước đó. Để có thể đảm bảo rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ đủ điều kiện để được , bạn cần nắm vững những tiêu chí của phạm trù này, cũng như có được ý tưởng thiết kế cho riêng mình.

Nhãn hiệu hàng hóa như thế nào được xem là bị trùng, tương tự?

Nếu như nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp bạn có những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó, dĩ nhiên sẽ không được bảo hộ vì luật sở hữu trí tuệ đã quy định rõ ràng về tính chất này.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ – CP về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thì để đánh giá một dấu hiệu hàng hóa ghi trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ khác hay không, sẽ được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa và hình thức thể hiện của nhãn hiệu đó. Đồng thời có thể xác định thông qua việc so sánh những hàng hóa dịch vụ đi kèm với dấu hiệu xin được đăng ký nhãn hiệu độc quyền này với nhãn hiệu đối chứng.

Nếu như có cùng cấu tạo và cách trình bày thì nhãn hiệu đó được xem là đang trùng và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng. tạo nên sự khó phân biệt và nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ đó.

Cụ thể nếu hai sản phẩm, dịch vụ đó rơi vào những trường hợp sau thì sẽ được xem là trùng hoặc tương tự:

Hai sản phẩm có cùng bản chất, chức năng và mục đích sử dụng
Hai sản phẩm có bản chất gần giống nhau và có cùng chức năng, mục đích sử dụng
Hai sản phẩm có bản chất tương tự nhau
Có sự tương đồng về chức năng và mục đích sử dụng
Hai sản phẩm đó được đưa đến với thị trường cùng một kênh thương mại, nghĩa là chúng được phân phối theo cùng một phương thức, được bán theo hình thức cùng nhau hay cạnh tranh nhau, được bày bán trong cùng một loại cửa hàng.
Sự liên hệ về mặt chức năng, bản chất và phương thức thực hiện giữa các sản phẩm này với nhau chính là một trong những căn cứ để tính toán đến sự tương tự hoặc trùng nhau của chúng.

Như vậy để đánh giá một nhãn hiệu có gây sự nhầm lần, có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không thì chúng ta có thể xét trên 4 yếu tố: dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng; dấu hiệu trùng và sản phẩm/ dịch vụ tương tự; dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng và cuối cùng là dấu hiệu tương tự và sản phẩm/ dịch vụ tương tự.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thiết kế nhãn hiệu?

Chính vì tỷ lệ có thể bị trùng hoặc tương tự đó của nhãn hiệu hàng hóa, mà mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi thực hiện thiết kế nhãn hiệu của mình. Bên cạnh yếu tố về tên thương mại, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến:

Pháp luật không quy định về số lượng nhãn hiệu mà doanh nghiệp được dùng. Nên một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hóa, thị trường không giống nhau, nhưng nếu đã có được một nhãn hiệu “già tuổi” và có sự thừa nhận của đông đảo khách hàng, thì bạn nên tiếp tục phát huy nó.
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng nhãn hiệu cơ bản từ thành phần của tên thương mại, sau đó phát triển thành nhãn hiệu liên kết.
Nên có sự kết hợp của cả phần chữ và hình ảnh để làm nên tính khác biệt, dễ nhớ, dễ tiếp nhận của nhãn hiệu đối với khách hàng.
Tiến hành kiểm tra đối chiếu nhãn hiệu của mình với các nhãn hiệu đã có trước đó.
Tránh việc sử dụng nhãn hiệu có tính chất không có khả năng phân biệt, dấu hiệu cấm, dấu hiệu có thể gây nên sự sai lệch, nhầm lẫn về chất lượng, công dụng…
Không dùng những dấu hiệu có liên quan đến quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ hay các dấu hiệu của cơ quan nhà nước.
Đồng thời, một nhãn hiệu cần đảm bảo được tính thẩm mỹ, gây được ấn tượng và thiện cảm

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *